Bốn thành phần cơ bản của một hệ sinh thái
Các hệ sinh thái đại diện cho sự liên kết của các sinh vật sống và thế giới của chúng. Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước hoặc lớn như rừng nhiệt đới Amazon. Những hoạt động trong một hệ sinh thái hầu hết xoay quanh các thành phần hữu cơ, vô cơ và sự tương tác giữa chúng.
Các hệ sinh thái đại diện cho sự liên kết của các sinh vật sống và thế giới của chúng. Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước hoặc lớn như rừng nhiệt đới Amazon. Những hoạt động trong một hệ sinh thái hầu hết xoay quanh các thành phần hữu cơ, vô cơ và sự tương tác giữa chúng. Khái niệm về một hệ sinh thái là điểm khởi đầu để nghiên cứu sự tương tác giữa hành vi hay sinh học để tạo nên một hệ sinh thái.
Thành phần phi sinh học
Các thành phần phi sinh học hay còn gọi là những thành phần không phải vật sống trong một hệ sinh thái. Chúng bao gồm nước, không khí, nhiệt độ, đá hay các khoáng chất tạo nên đất. Các thành phần phi sinh học của một hệ sinh thái có thể bao gồm cả những hạt mưa rơi vào nó hay bao nhiêu ánh sáng mặt trời chúng hấp thụ. Các thành phần sinh học của hệ sinh thái sống và tương tác với các thành phần phi sinh học.
Sinh vật sản xuất
Sinh vật sản xuất là những sinh vật sống trong hệ sinh thái lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời và sử dụng nó để biến đổi carbon dioxide và oxy thành đường. Thực vật, tảo và vi khuẩn quang hợp là ví dụ của những sinh vật sản xuất. Các sinh vật sản xuất tạo thành nền tảng trong mạng lưới thức ăn và nhìn chung là quần thể lớn nhất trong hệ sinh thái tính theo trọng lượng hoặc sinh khối. Chúng cũng hoạt động như môi trường cho các thành phần phi sinh học thực hiện chuyển hóa dinh dưỡng khi chúng kết hợp carbon và nitơ vô cơ từ khí quyển.
Sinh vật tiêu thụ
Sinh vật tiêu thụ là những sinh vật sống trong hệ sinh thái lấy năng lượng từ việc tiêu thụ các sinh vật khác. Về mặt khái niệm, sinh vật tiêu thụ được chia ra bởi những gì chúng ăn: động vật ăn cỏ ăn sinh vật sản xuất, động vật ăn thịt ăn động vật khác và động vật ăn tạp ăn cả hai. Cùng với các sinh vật sản xuất và sinh vật phân hủy, sinh vật tiêu thụ cũng là một phần của chuỗi thức ăn. Sinh vật tiêu thụ chỉ có thể thu hoạch khoảng 10% năng lượng có trong những gì chúng ăn, do đó thường số lượng các loài sẽ ít dần ở mỗi giai đoạn khi di chuyển lên phía trên chuỗi thức ăn.
Sinh vật phân hủy và chu kỳ dinh dưỡng
Sinh vật phân hủy là thành phần sống của hệ sinh thái giúp phân hủy vật liệu phế thải và các sinh vật chết. Ví dụ về sinh vật phân hủy bao gồm giun đất, bọ phân, nhiều loài nấm và vi khuẩn. Chúng thực hiện chức năng tái chế quan trọng, trả lại các chất dinh dưỡng từ các sinh vật chết vào đất nơi thực vật có thể sử dụng chúng. Trong quá trình này, sinh vật phân hủy cũng hấp thụ được năng lượng từ ánh sáng mặt trời còn lại từ sinh vật sản xuất. Sinh vật phân hủy đại diện cho bước cuối cùng trong quy trình của hệ sinh thái theo chu kỳ.
Nguồn:
Andrea Becker. (2018). Four Basic Components of an Ecosystem [online], viewed 8 January 2019