Những sinh vật sống sót vượt qua nạn tuyệt chủng
Các loại động vật hoang dã toàn cầu có số lượng đang giảm trung bình 68% chỉ hơn 4 thập kỷ. Để những sinh vật này không bị tuyệt chủng thì con người đã chung tay góp sức bằng biện pháp nuôi bảo tồn và nhân giống.
Các loại động vật hoang dã toàn cầu có số lượng đang giảm trung bình 68% chỉ hơn 4 thập kỷ. Để những sinh vật này không bị tuyệt chủng thì con người đã chung tay góp sức bằng biện pháp nuôi bảo tồn và nhân giống. Để đảm bảo chúng có thể tránh được việc mất môi trường sống cũng như sự biến đổi của khí hậu.
Chương trình này hỗ trợ những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên, hỗ trợ những giống loài có số lượng rất ít trong tự nhiên.
Thần Ưng California
Thần Ưng California biểu tượng của Mỹ
Thần Ưng California là một trong những sinh vật đã tránh được sự tuyệt chủng. Đây là một trong những loài gần như bị xóa sổ vào những năm 1980. Sự tác động của thuốc trừ sâu độc hại và sự săn bắt của con người làm cho số lượng của loại chim ưng này giảm đáng kể.
Vào năm 1998 thì khi chỉ còn khoảng 30 cá thể trong tự nhiên thì người ta đã bắt và đưa chúng về sở thú. Sau khoảng 4 năm thì số lượng thần ăn đã tăng lên gấp 10 lần vào năm 1992, với tổng số là 330 con.
Khỉ vàng sư tử Tamarin
Khỉ vàng sư tử Tamarin đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Một trong những loài khác đang đối mặt với sự tuyệt chủng đó chính là loài khỉ vàng sư tử tamarin. Và những năm 60 và 70 thì loài khỉ này tìm thấy trong tự nhiên rất ít. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nạn phá rừng và buôn bán động vật trái phép của con người.
Khi loài khỉ này đó mặt chỉ còn khoảng vài trăm cá thể thì người ta đã tiến hành nuôi bảo tồn để cứu loài khỉ. Các sở thú không chỉ áp dụng chương trình nuôi dưỡng mà còn hợp tác với nhà bảo tồn sinh học để nhân giống. Nâng cao số lượng cá thể loài khỉ vàng sư tử Tamarin trong tự nhiên lên đến 3.500 con.
Linh dương Saudi Arabia
Linh dương Saudi Arabia với sừng dài và thẳng
Những sinh vật đã sống vượt qua nạn tuyệt chủng không thể không nhắc đến loài linh dương với cặp sừng dài và thẳng. Đây là một trong những loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào những năm 1970.
Để ngăn chặn tình trạng suy giảm số lượng trong tự nhiên, tổ chức bảo tồn động vật của thế giới đã phát động chiến dịch linh dương. Và một trong những vườn thú của Mỹ đã bắt đầu áp dụng chiến dịch với chương trình nhân giống thành công với chính các hệ Linh dương. Với sự chung tay góp sức thì vào những năm 1980, có hơn khoảng 1.000 con linh dương được trả về với cuộc sống hoang dã.
Ngựa hoang Mông Cổ
Ngựa hoang Mông Cổ sống trên các cánh đồng ở Trung á
Loài ngựa hoang Mông Cổ này sống trên các cánh đồng ở Trung á. Mất đi môi trường sống tự nhiên cộng với nạn săn bắt thì giống loài này gần như bị tuyệt chủng vào năm 1960. Để duy trì số lượng của loài này trong tự nhiên thì người ta đã áp dụng các chương trình trao đổi ngựa giữa các vườn thú và cải thiện bằng cách nhân giống. Đến năm 1992 thì có khoảng 16 con ngựa được thả về tự nhiên và hiện nay ước tính có khoảng 2000 con còn sống trong môi trường tự nhiên.
Chim cắt Mauritius
Chim cắt Mauritius loại chim quý hiếm
Chim cắt cũng là một trong những sinh vật có thể sống qua tuyệt chủng nhờ sự hỗ trợ của con người. Đây là một trong những loài chim quý hiếm nhất trên thế giới với chỉ còn trong tự nhiên là khoảng 4 cá thể. Do con người làm dụng thuốc trừ sâu và hoạt động tàn phá môi trường mà làm giảm đáng kể số lượng của loài chim cắt này.
Chương trình nhân giống nhân tạo đã thành công lấy trứng của loài chim này và cho nó ấp trong lòng ấp nhân tạo. Đến năm 2000, thì số lượng loài chim cắt đã nhân giống lên khoảng 800 con và chỉ có khoảng 200 cá thể sống trong tự nhiên.
Rùa khổng lồ Galapagos
Rùa khổng lồ Galapagos có kích thước to lớn
Rùa khổng lồ Galapagos vào những năm 1960 thì chỉ có khoảng 15 cá thể sống trong tự nhiên. Và những con rùa còn sống sót họ đã đưa đến trung tâm trên đảo với mục đích là nhân giống.
Đây được cho là một trong những sáng kiến để nâng cao số lượng của các loài động vật hiếm sinh sản. Nhà sự hỗ trợ mà hiện nay có khoảng 2000 con rùa được nuôi dưỡng tại trung tâm trả về quê hương của nó.
Chú rùa được chuyển từ vườn thú đến đảo để tham gia chương trình nhân giống đã sinh ra khoảng 800 con rùa con. Và chiếm 40% dân số rùa khổng lồ ngày nay.
Nhờ sự hỗ trợ của con người trong việc nuôi nhốt và nhân giống sinh sản mà hiện nay một số loài đã thoát được sự tuyệt chủng. Tuy nhiên nó cũng giấy lên một hồi chuông báo động về tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu và tàn phá môi trường sống một cách vô tội vạ. Để đảm bảo môi trường sống cũng như trả lại cuộc sống bình thường cho các loại sinh vật khác thì con người nên tích cực trồng cây gây rừng và các biện pháp để bảo vệ tốt hơn.
Với những thông tin chia sẻ về những sinh vật vượt qua sự tuyệt chủng hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức, cũng như từ đó có thể xây dựng được ý thức cá nhân và lan tỏa cho cộng đồng về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học.