Các dạng môi trường sinh thái trong tự nhiên
Một hệ sinh thái bao gồm thành phần sinh vật sống (hữu sinh) và cả thành phần không phải sinh vật sống (vô sinh) trong một tổng thể hài hòa của tự nhiên.
Một hệ sinh thái bao gồm thành phần sinh vật sống (hữu sinh) và cả thành phần không phải sinh vật sống (vô sinh) trong một tổng thể hài hòa của tự nhiên. Cây cối, động vật, côn trùng, vi sinh vật, đất, đá và cả ánh sáng mặt trời đều là những thành phần chính của rất nhiều hệ sinh thái. Các môi trường sinh thái được phân thành hai loại chính: trên cạn và dưới nước. Hệ sinh thái trên cạn là hệ sinh thái hình thành trên mặt đất, hệ sinh thái dưới nước được hình thành trong môi trường nước. Các môi trường sinh thái phổ biến là rừng, đồng cỏ, sa mạc, lãnh nguyên, nước ngọt và biển. Lưu ý rằng, với cùng một môi trường sinh thái, các đặc điểm chính của thể có sự thay đổi rất lớn, ví dụ hệ sinh thái biển Thái Bình Dương sẽ có những khác biệt lớn về các sinh vật sống trong đó nếu so với biển Bắc Băng Dương.
Hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái rừng được phân loại dựa theo vùng khí hậu của chúng, như nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có đa dạng các loại động thực vật hơn hẳn các khu vực khác trên Trái Đất. Trong môi trường nóng, ẩm, cây cối phát triển rất cao, với tán lá rộng, tạo thành môi trường sống rộng lớn từ dưới mặt đất cao lên đến tầng tán lá cây. Ở ôn đới, hệ sinh thái rừng có thể là rừng lá rụng, rừng lá kim, hoặc là hỗn hợp giữa hai loại, ở môi trường hỗn hợp, một phần cây có lá rụng theo mùa, trong khi phần khác của rừng xanh quanh năm. Xa hơn về phía bắc, ở hàn đới, có rừng taiga, là ngôi nhà của rất nhiều các loại cây lá kim.
Hệ sinh thái đồng cỏ
Các dạng khác nhau của hệ sinh thái đồi cỏ là thảo nguyên, trảng cỏ (savan, xavan), hay thảo nguyên Á-Âu. Hệ sinh thái đồng có thường thấy ở nhiệt đới hoặc ôn đới, mặc dù chung có thể có ở các vùng lạnh hơn, như thảo nguyên Siberia. Các thảo nguyên đều có đặc điểm là môi trường khá khô cằn, hiếm khi thấy hoặc không có cây cối, nhưng có thể có hoa mọc lên từ các loại cỏ. Hệ sinh thái đồng cỏ là môi trường thuận lợi cho các loài động vật ăn cỏ.
Hệ sinh thái sa mạc
Đặc điểm nổi bật nhất của hệ sinh thái này là lượng mưa rất ít, thường ít hơn 25 cm một năm. Không phải tất cả sa mạc đều nóng, sa mạc có thể xuất hiện từ nhiệt đới đến hàn đới, bất kể kinh độ nào, nhưng các sa mạc đều có gió mạnh. Có sa mạc có nhiều cồn cát, có sa mạc khác có nhiều đá. Thực vật rất hiếm khoặc không tồn tại ở hệ sinh thái này, các loài động vật, như côn trùng, bò sát hay các loài chim đều có khả năng thích ứng đặc biệt với môi trường khô hạn này.
Hệ sinh thái lãnh nguyên
Hệ sinh thái lãnh nguyên, hay còn gọi là đài nguyên, đồng rêu, là môi trường khắc nghiệt tương tự như sa mạc, với tuyết bao phủ, gió lớn, không có cây cối, đất có thể đông cứng cả năm trời. Vào mua thu hay đông ngắn ngủi, băng tuyết tan đi hình thành các ao cạn có thể thu hút các loài chim thuộc bộ ngỗng đến sinh sống, các loài địa y và hoa cũng nở trong một thời gian ngắn. Các lãnh nguyên hầu hết nằm ở các địa cực của Trái Đất.
Hệ sinh thái nước ngọt
Hệ sinh thái nước ngọt có thể thấy ở các sông ngòi, ao, hồ, suối, đầm nước ngọt… và được chia làm hai loại chính, một là hệ sinh thái nước ngọt gần như tĩnh, như các hồ nước, hai là hệ sinh thái nước ngọt động, như khe suối. Hệ sinh thái nước ngọt là nơi cư trú của các loài cá, tảo, côn trùng, các loài lưỡng cư và thực vật dưới nước.
Hệ sinh thái biển
Hệ sinh thái biển khác với hệ sinh thái nước ngọt ở chỗ nước có chứa muối, nước mặn thường là nơi cư trú ưa thích của nhiều loài sinh vật hơn nước ngọt. Hệ sinh thái biển là hệ sinh thái phổ biến nhất trên Trái Đất, không những trên các đại dương rộng lớn, mà còn ở các vùng thủy triều, cửa sông, đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn hay các rặng san hô.