Những hậu quả của nạn phá rừng
Rừng bị phá hủy thường là do khai thác gỗ hoặc giải phóng mặt bằng cho sản xuất nông nghiệp. Hơn 25% diện tích đất trên Trái Đất được bao phủ bởi những rừng cây, nhưng hàng triệu hecta rừng bị phá hủy mỗi năm. Hơn một nửa diện tích rừng trên thế giới phân bố ở chỉ trong lãnh thổ của 7 quốc gia: Brazil, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Indonesia, Nga và Hoa Kỳ. Vì vậy, trong khi những hậu quả của nạn phá rừng là toàn cầu, thì sự sống của rừng lại nằm trong tay một số ít chính phủ.
Tóm tắt: Những hậu quả của việc phá rừng là làm tăng lượng khí thải CO2,làm xói mòn đất, phá hủy môi trường sống của rừng và làm mất đa dạng sinh học của cả thực vật và động vật.
Khí thải CO2
Trong quá trình quang hợp, cây cối và các loài thực vật khác hấp thuCO2 khỏi bầu khí quyển, chuyển hóa nó thành những phân tử đường, và giải phóng Oxy. CO2 là một loại khí nhà kính góp phần vào sự ầm dần lên toàn cầu. Những khu rừng hấp thu CO2 khỏi bầu khí quyển giúp giảm thiểu hiệu hứng nhà kính. Khi cây cối bị chặt, khí CO2 mà chúng hấp thụ và lưu trữ trước đó sẽ được thải trở lại bầu khí quyển. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, 17% khí CO2 thải ra vào khí quyển là bởi nạn phá rừng và sự mục nát của cây cối và các sinh khối khác.
Xói mòn đất
Rễ cây bám vào mặt đất. Khi nạn phá rừng xảy ra, lớp đất trên mặt xói mòn nhiều hơn do không có rễ giữ đất lại và không có thảm thực vật cản lại khi có lượng mưa lớn. Theo Quỹ động vật Hoang dã Thế giới, một nửa lớp đất trên bề mặt của thế giới đã bị xói mòn trong vòng 150 năm qua. Xói mòn rửa trôi đất vào trong các đường nước gần đó, nơi làm tăng thêm lắng đọng và ô nhiễm làm tổn hại hệ sinh thái vùng biển và có ảnh hưởng đến các quần thể địa phương đánh bắt hoặc uống từ nguồn nước. Ngoài ra, sự xói mòn của lớp đất trên mặt làm giảm sự phì nhiêu của đất và làm tổn hại phát triển nông nghiệp, thường dẫn đến nạn phá rừng. Trong rừng nhiệt đới Amazon, đồng cỏ và đất trồng trọt nhiều hơn hẳn các phần rừng bị chặt phá. Dòng chảy phù sa từ những khu vực phá rừng làm ô nhiễm các dòng sông, ảnh hưởng đến tất cả những người sử dụng nguồn nước đó.
Phá hủy môi trường sống
Nạn phá rừng phá vỡ môi trường sống của rừng. Động vật sử dụng cây làm thức ăn, chỗ ở, và làm tổ. Không có cây cối, các loài động vật phải tìm những nơi khác để tồn tại. Số lượng các loài động vật bị sụt giảm nghiêm trọng khi môi trường sống tự nhiên của chúng bị thay đổi. Trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nơi có đa dạng sinh học cao nhất, sự chia cắt môi trường sống làm giảm nghiêm trọng số loài động vật. Ví dụ, nạn phá rừng đã đe dọa nghiêm trọng môi trường sống của loài Khỉ hú trong rừng nhiệt đới Amazon và loài Cú đốm phương Bắc ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Mất đa dạng sinh học
Rừng là nơi cư trú cho các loài động vật, và chúng cũng là nơi cư trú của vô số loài thực vật. Các nhà khoa học tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ ước tính chỉ một phần trăm của các loài thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đã được sàng lọc cho tiềm năng làm thuốc. Trong phần nhỏ của các loài thực vật đã được nghiên cứu, một số đã được chứng minh có lợi về mặt y học. Ví dụ, thuốc làm từ một loại dừa cạn hoang mọc trong rừng Madagascar hiện đang được sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu và các dạng ung thư khác. Phá rừng làm mất đi những khám phá khoa học trong tương lai về các loài có thể hữu ích cho nhân loại.
Nguồn: